Giấy dán tường hay còn gọi là decal dán tường đang là một trong những vật liệu đang được ưa chuộng nhất hiện nay với rất nhiều mẫu mã, chủng loại nhằm phục vụ đầy đủ nhu cầu người dùng.

Giấy decal dán tường có thể được sử dụng để trang trí cho nhiều không gian khác nhau từ phòng khách, phòng ngủ đến văn phòng, quán cafe, quán trà sữa,…Mời các bạn cùng tìm hiểu chi tiết về sản phẩm ngay dưới đây.

Giấy dán tường với nhiều màu sắc, hoa văn họa tiết khác nhau

Cấu tạo giấy dán tường

Giấy decal dán tường được cấu tạo 3 lớp chính, chất liệu và độ dày của 3 lớp này ảnh hưởng vô cùng lớn tới độ bền và tính thẩm mỹ của sản phẩm.

  • Lớp nhựa Polime (nhựa Vinyl): Đây là lớp ngoài cùng, nó có công dụng tạo độ bóng mịn và màu sắc cho giấy. Ngoài ra cũng giúp tăng khả năng chống cháy và chống ẩm.
  • Lớp keo khô Melium: Lớp này đóng vai trò quan trọng giúp chống thấm và bảo vệ bề mặt tuyệt vời.
  • Lớp đế giấy mỏng: Dùng làm bề mặt tiếp xúc giữa keo dán với mặt tường.

Chất liệu làm giấy dán tường

Các loại giấy dán tường ngày nay thường được làm từ 3 chất liệu chính là vải dệt (fabric textile), vải không dệt (non woven), hoặc giấy phủ vinyl

  • Giấy dán tường vải không dệt: làm từ nguyên liệu dạng bột, được ép lại dưới áp suất lớn tạo bề mặt nhẵn đẹp như vải. Giấy có độ bền cao, khó rách.
  • Giấy dán tường vải dệt: làm từ vải cao cấp, có phủ vinyl để tăng độ bóng và độ bền.
  • Giấy tráng phủ vinyl: loại giấy dán tường phổ biến nhất với giá thành phải chăng, mẫu mã giấy đa dạng, chất liệu thân thiện với môi trường và bền đẹp trong thời gian dài. 

Các loại decal dán tường phổ biến

Decal dán tường có keo: Là loại giấy đã có sẵn keo ở mặt sau, chỉ cần bóc ra và dán luôn lên tường là xong. Tuy nhiên loại này sẽ làm giấy mỏng đi, sau khi bóc bỏ lớp giấy bảo vệ keo thì lớp giấy dán sẽ rất mỏng, điều đó khiến khả năng che khuyết điểm giảm đi đáng kể. Và loại giấy này dán cần có sự cẩn thận tỉ mỉ, nếu chẳng may trong quá trình dán chúng gặp lỗi thì sẽ khó sữa lỗi.

Giấy dán tường không có keo: Loại này thay vì bóc lớp bảo vệ ra thì bạn sẽ giữ nguyên và bôi thêm một lớp keo khác ra ngoài tường rồi mới dán giấy. Đây là cách giúp chất lượng sản phẩm đạt được chất lượng cao hơn và tính thẩm mỹ cũng tốt hơn, dễ dàng khắc phục được lỗi trong quá trình dán.

Một số ưu điểm khi sử dụng giấy dán tường, decal dán tường

  • Mẫu mã, màu sắc phong phú, đa dạng, nhiều họa tiết hoa văn khác nhau chắc chắn sẽ làm không gian của bạn trở nên bắt mắt hơn
  • An toàn cho người sử dụng và thân thiện với môi trường
  • Độ bền cao, khó rách, khả năng giữ màu có thể lên tới 10 năm
  • Thi công đơn giản
  • Bề mặt phủ Vinyl nên rất dễ vệ sinh

Tuy nhiên vẫn có hạn chế đó là khi cần thi công lại phải gỡ ra rất dễ làm hư hỏng tường nhà. Vậy có nên dùng giấy dán tường không?

Câu hỏi này thực sự khó có thể trả lời. Bởi tùy vào nhu cầu sử dụng của từng người mà lựa chọn cho phù hợp. Nếu bạn đang ở căn hộ hay nhà trọ, chung cư, diện tích khá nhỏ thì việc lựa chọn giấy dán tường là phù hợp. Với diện tích của những căn phòng nhỏ, bạn sẽ chỉ tốn một số tiền khiêm tốn để đầu tư cho giấy dán tường. Việc thi công cũng nhanh hơn so với việc sơn tường. Bạn phải ngồi chờ tường khô và phải hơn 1 tuần thì mới bay hết mùi sơn khó chịu.

Còn với những gia đình có nhà ở truyền thống, lựa chọn dùng giấy dán tường là không nên. Bởi diện tích khá lớn, nhà kiểu mở nên độ ẩm và nhiệt độ trong nhà khá cao. Sử dụng sơn tường vẫn là ưu tiên hơn.

Hướng dẫn thi công giấy dán tường tại nhà đẹp, không bị nhăn

Dụng cụ cần chuẩn bị

  • Dao kéo để khi cần cắt góc cạnh
  • Dụng cụ miết chuyên dụng
  • Than để leo lên cao
  • Đồ bảo hộ

Các bước thi công decal dán tường chi tiết

Bước 1: Xử lý tường

Đầu tiên bạn cần xử lý tường nhà thật sạch, bằng phẳng không bị lồi lõm. Nếu tường bị ẩm mốc hoặc quá cũ bạn nên xử lý chúng trước khi dán, để đảm bảo tuổi thọ của giấy cao hơn.

Bước 2: Tháo dỡ các vật dụng trên tường

Loại bỏ nhưng vật dụng trang trí như đèn, ảnh, đinh,… để giấy không bị lộ.

Bước 3: Pha keo

Chọn và pha keo theo tỉ lệ đã có sẵn. Những đơn vị dán tường người ta thường sử dụng các loại keo chuyên dụng như: keo 315 (keo sữa), keo bột.

Keo sữa pha và chia theo tỉ lệ keo và bột là 1:2, tức là 1 kg keo thì pha cùng với 2 lít nước. Tránh bị vón cục nên pha và trộn đều ngay. Còn keo bột 1 bịch keo pha cùng với 5 lít nước. Khi đổ 1/3 lượng nước thì nên quấy đều tay để chống vón cục. Rồi tiếp tục đổ tiếp lượng nước vào.

Bước 4: Đo và Cắt giấy

Để việc dán giấy trở nên nhanh gọn hơn, đầu tiên bạn nên đo kích thước và cắt thông số, tính toán một cách tỉ mỉ nhất để không bị dư hoặc thiếu trong quá trình dán. Sau đó bạn bắt đầu cắt giất theo số đo đã có sẵn sao cho chuẩn xác nhất

Bước 5: Xử lý giấy

  • Cách 1: Nhúng mặt sau giấy để cho ráo nước. Khi giấy đã mềm và có độ ẩm bạn chỉ cần lăn keo lên tường rồi dán.
  • Cách 2: Cách này thì khá chắc chắn và có độ bền cao. Tuy nhiên nó cũng tốn keo. khiến tường và giấy bị ẩm ướt. Khi dán bạn phải nhanh tay bôi và đồng thời không để keo khô trước khi dán.

Bước 6: Canh góc

Dán từ trên xuống việc lựa chọn điểm khởi đầu cũng khá là quan trọng bởi nó cũng chính là điểm kết thúc của tường nhà. Đồng nghĩa bạn phải căn sao cho chuẩn và đồng đều. Khi dán bạn cần phải có gạt giấy để gạt từ trên xuống dưới cho hết bong bóng, phồng rộp bên trong.

Bước 7: Chỉnh sửa góc

Bước này khá quan trọng và cũng không nên bỏ qua. Lúc này bạn thêm keo đặc vào các mép giấy để tránh tình trạng bị bong tróc. Đồng thời, gia cố thêm để đảm bảo độ bền cũng như tính thẩm mỹ cao của công trình. Nên chú ý đến những góc cạnh để thời gian sử dụng không dễ bị bong ra sau một thời gian dài sử dụng.

Bước 8: Lau keo và kiểm tra

Bước cuối cùng là lau keo và làm sạch đi những vết keo bong ra ngoài.